Thông tin về sản xuất phim Xác ướp 3

     

    Thời kỳ phôi thai

    Thiết kế của Hoàng đế dựa trên diễn viên Lý Liên Kiệt với kiểu giống như đội quân đất nung làm từ năm 210 trước công nguyên được tìm thấy ở Trung Quốc vào năm 1974. "Vấn đề khó là làm sao giữ được thần thái của Lý Liên Kiệt và động tác của anh ta thông qua nhận vật có xương được tạo như đất nung," Nordin Rahhali, giám sát đồ họa nói, "nhân vật phải có một ít độ mềm mại để mặt có thể diễn được mà lại phải nứt và làm cho giống đất cứng." Ý tưởng ban đầu là tạo ra nhân vật dạng đất nung rỗng, may mắn là có đủ thời gian để tìm ra cách hiệu quả để làm hiệu ứng bể và vụn ra. Sau nhiều thử nghiệm giải pháp được chọn là dựng lõi nhân vật trước và rồi dùng Houdini để tính toán một cách thủ tục ra một map cho biết độ căng bề mặt dựa tuy theo độ biến dạng của các khối ở dưới. Bằng cách so sánh độ biến dạng do xương kéo từng khung hình, họ có thể tạo ra cách vết nứt ở các mức độ giãn phù hợp.

     

    Khi chúng tôi đã phát triển gần đến đích hệ thống này thì đạo diễn Rob Cohen muốn làm cho nhân vật kinh dị hơn vớimột sinh vật dạng như Lý Liên Kiệt bị cháy và nhốt trong vỏ đất. Vì lý do này mà một phiên bản nữa được làm ra là phần than cháy trong nhân vật.Những miếng đó được đi qua hệ thống RBD SIM (Rigid Body Dynamics Sim, giả lập đụng độ vật lý). Kết quả là một hệ thống các miếng than nhỏ chuyển động va chạm kèn cựa nhau nhưng vận phải giữ được theo biến dạng của nhận vật. Vấn đề này thật sự khó khăn lắm mới tìm ra cách làm.

    Ngoài dòn trong dẻo.

    Bề mặt đất nung nhiều đoạn tự hồi phục lại khi Hoàng đế bị bắn hay khi chịu không nổi tự bóc lớp đất ra nhưng chúng tự hàn lại theo lời nguyền và làm hắn đau đớn tột cùng. Lớp nham thạch nóng này được điểu khiển bởi hệ thống chất lỏng.

    Sử dụng UV mapping, Digital Domain tạo ra texture rất chi tiết cho toàn bộ cơ thể cả phần đất nung bên ngoài lẫn phần xác bằng than bên trong.

    Một cảnh khó là cảnh chuyển từ dạng người của Hoàng đế sang dạng đất nung. Lý liên Kiệt đã được thay thế toàn bộ bằng nhân vật đồ họa giữa cảnh này. Đoạn khớp cảnh giữa quay thật và camera đồ họa này phải mất khoảng 3 tháng.  Họ chỉnh các mảng khối 3D cho phù hợp với cơ thể và mặt của Lý Liên Kiệt rồi sau đó đặt bộ giáp lên. Với việc khớp tỉ mỉ như vậy chúng tôi có thể cho hệ chất lỏng chạy trên các khối 3D này và nó hoàn toàn khớp đến từng điểm ảnh của phim quay thật.

     

     

    Lớp bùn trào ra là một hệ thống SPH (Smooth Particle Hydrodynamics, hệ hạt kiểu chất lỏng) trong khi đa số giả lập chất lỏng dùng voxel (khối điểm, khối hạt) hay level set.  Ảnh map trên người nhân vật là hệ thống chất lỏng 2D mà hệ thống SPH cũng tương tác đến.

     Xác ướp nướng khô

     

    Mất rất nhiều thử nghiệm để làm ra được dạng nhân vật như thịt cháy thành than. Họ phải vẽ hình map 2D kỹ và thêm vào các khe trên mặt thịt và dùng đến cả Subsurface stattering cho vài vùng. Hanzhi Tang, giám sát  ánh sáng đã tính toán đến việc chỉnh sửa sau này các thành phần khác nhau của chất liệu nênđãchia ra nhiều lớp render và map khác nhau để sau này phần hậu kỳ có thể thay đổi theo ý đạo diễn.

    Mắt của Lý Liên Kiệt lúc đầu được định làm đục nhưng sau đó vì cần phải cho người xem thấy được trạng thái "người" trong mắt nên mắt đã được làm lại.

    Trận chiến đầy đủ có đến 10 ngàn chiến binh. Họ đã pha trộn nhiều phương pháp diễn khác nhau. Tất cả các cảnh đều có nhân vật diễn bằng Massive. Khoảng 80% cảnh có dùng thêm Motion Capture và 40% có diễn tay để làm cho động tác hoàn hảo.Các chiến binh cũngđược xây dựng với chi tiết cao để có thể quay cận. Hệ thống làm việc được xây dựng để có thể lấy một chiến binhra, tách khỏi hệ thống điều khiển của Massive, đưa vào phần mềm diễn thêm thành nhân vật chính. Phần chất liệu cho đoàn binh này cũng rất phức tạp để cho chúng khác nhau. Họ có khoảng 20 thân người và 20 đầu. Với số lượng đó sẽ bị thấy lặp lại nên họ phải dùng thêm các loại map dùng thông số để tạo sự khác biệt.

     Việc quản lý các đạo cụ, nhân vật đồ họa này cũng rất phức tạp để không bị lỗi giữa các cảnh. Nhân vật nào đứng ở đâu trong cảnh này thì cảnh sau vẫn phải đứng ngay đó.

    Các kỹ thuật dùng trong phim sẽ được trình bày ở Siggraph năm nay.

    –Nam (Dịch theo CG Talk)

     

     

     

    Comments 1

    1. To mọt 3d: Hay đấy mình cũng đam mê 3D và cũng tập tễnh kỹ xảo 3D mong rằng sẽ sớm có hội đó mình ở HN nếu có cơ hội thì tham gia nhiệt tình luôn.

      Reply

    Bình luận



    Bài viết có liên quan